TINH THẦN DOANH NHÂN KHI KHỞI NGHIỆP!
Hiện nay khi nói về vấn đề khởi nghiệp, các tổ chức đào tạo,
các bài viết trên báo, mạng thường tập trung vào các vấn đề về kỹ thuật khi
khởi nghiệp kinh doanh như: Vốn, marketing, bán hàng, con người, công nghệ…nhưng
một điều quan trong hơn đó chính là Người khởi nghiệp, người chủ doanh nghiệp.
Các Qũy đầu tư chuyên nghiệp khi đánh giá một dự án họ
thường xem đến 3 yếu tố: Sản phẩm, Thị trường và Con người. Và sự thuyết phục dự án từ chính bản thân người
khởi nghiệp sẽ là một nhân tố quyết định có được đầu tư hay không của các quỹ đó. Họ thường nhìn
nhận xem người khởi nghiệp đó có được Tinh Thần Doanh Nhân Hay Không?
Vậy tinh thần doanh nhân là gì? Và tại sao nó lại quyết định
đến vận mệnh của doanh nghiệp khi mới khởi nghiệp? Với sự trải nghiệm không ít
lần khởi nghiệp thất bại và những kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được qua sách và học từ những doanh nhân thành
công tại Việt Nam
và Thế Giới. Trong bài viết này chúng
tôi nêu lên Tinh Thần Doanh Nhân cần có của người khởi nghiệp kinh doanh.
Đầu tiên đó là LÝ DO ĐỂ KHỞI NGHIỆP? Bạn khởi nghiệp kinh doanh để làm gì? Để kiếm
tiền, để làm giàu, để thể hiện bản thân và đam mê của mình hay để phục vụ đem
lại giá trị cho cộng đồng….Bạn phải tìm ra được lý do đủ lớn để khởi nghiệp.
Nếu tinh thần kinh doanh là đem lại giá trị cho cộng đồng thì trong quá trình ra quyết đinh kinh doanh sẽ
hoàn toàn khác với lý do Kinh doanh chỉ
đơn thuần là kiếm tiền. CÁC CÔNG TY LỚN NHẤT HÀNH TINH ĐỀU CÓ LÝ DO KHỞI NGHIỆP
LÀ LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI VÀ KHIẾN THẾ GIỚI NÀY TRỞ LÊN TỐT ĐẸP HƠN.
Thứ hai đó là: Dám chấp nhận rủi ro, tìm mọi cách thực hiện
mục đích kinh doanh của mình mặc dù thiếu thốn muôn vàn nguồn lực. Không một
người khởi nghiệp nào có đầy đủ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Đây cũng là điều thể hiện tinh thần doanh nhân của người khởi nghiệp. Một người
không có tình thần doanh nhân sẽ vô cùng sợ hãi khi kinh doanh mà không đủ
những điều tối thiếu nhất. Thiếu vốn, thiếu quan hệ, thiếu con người, thiếu kinh nghiệm, thiếu
người ủng hộ, thiếu doanh thu và chỉ phát sinh chi phí sau một thời gian
dài….chỉ có duy nhất lý do khởi nghiệp và giấc mơ của mình. TINH THẦN DOANH
NHÂN LÀ DÁM ĐỐI DIỆN VỚI SỰ KHÓ KHĂN GIAN KHỔ ĐỂ THỰC HIỆN GIẤC MƠ KHỞI SỰ
DOANH NGHIỆP CỦA MÌNH.. Như một doanh nhân nổi tiếng đã ví người khởi nghiệp
như là việc nhảy khỏi máy bay mà không có dù và hy vọng rằng có thể tạo ra dù
trước khi rơi xuống mặt đất. Đó là một hình ảnh chính xác của người khởi nghiệp
có tinh thần doanh nhân. Đây cũng là lý do tại sao có rất ít người có tinh thần
doanh nhân thực sự để khởi sự doanh nghiệp của mình. CÁC TỶ PHÚ THẾ GIỚI ĐỀU
TẠO RA DOANH NGHIỆP TỪ NHÀ XE CỦA GIA ĐÌNH MÌNH NHƯNG HỌ LUÔN TIN TƯỞNG VÀ SỐNG
VỚI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP CỦA MÌNH. Các bạn khởi nghiệp nên tham khảo một số sách kinh doanh của các doanh nhân và CEO hàng đầu thế giới để có thể học hỏi tinh thần doanh nhân của họ.
Thứ ba đó là: Không sợ hãi khi đối diện với thất bại. Thất
bại trong kinh doanh là một điều kinh khủng trong xã hội việt nam. Từ ngữ phá
sản là một từ đáng sợ nhất trong văn hóa Việt Nam . Phá sản có nghĩa là nợ lần
chồng chất, phải bán nhà cửa, nhiều khi còn phải bị xử lý hình sự. Đối với một
người có tinh thần doanh nhân thì thất bại không phải là một điều gì đó tuyệt
vọng, thất bại chính là bài học kinh nghiệm để tìm ra đường nối kinh doanh khác
chính xác hơn. Nhà sáng lập hãng se hơi Ford đã nói “ Thất bại là cách tốt nhất
để làm lại thông minh hơn”. Hay Edison đã thất bại hàng ngàn lần khi phát minh
ra bóng điện. Như vậy thất bại, phá sản, không thành công....chính là cơ sở để
hình thành lên những công ty vĩ đại nhất thế giới. Đối với người khởi nghiệp có
tinh thần doanh nhân thì không bao giớ có suy nghĩ thất bại trong đầu mà chỉ có
những con đường mới cần phải tìm ra mà thôi.
Thứ tư trong tinh thần doanh nhân đó là: Sáng tạo, đi một
con đường chưa ai từng đi, luôn tìm những cái mới, những sản phẩm mới, những
phương thức mô hình kinh doanh mới, thị trường mới…Đây chính là tinh thần doanh
nhân trong thời đại hội nhập toàn cầu Dám có tinh thần đưa sản phẩm, văn hóa
Việt Nam đi mọi quốc gia trên thế giới.
Nếu như có thể nhìn thấy khát vọng, quyết tâm và niềm tin để
thực mục tiêu kinh doanh của người khởi nghiệp cho dù có thể xảy ra điều bất kỳ
điều gì đi chăng nữa, thì chắc chắn người khởi nghiệp đó đã có máu của tinh
thần doanh nhân trong AND. Và như vậy kể cả cái chết cũng không thể khuất phúc
được tinh thần doanh nhân của người đó. Bằng một cách nào đó họ sẽ thực
hiện được mục tiêu kinh doanh và ước mơ cháy bỏng của mình./
0 nhận xét:
Đăng nhận xét